Tia UV là gì? Tia UV chiếu qua Tấm lợp lấy sáng chỉ số có hại cho sức khỏe hay không?

    Việt Nam là một nước nhiệt đới, lượng ánh sáng mặt trời nhiều và có cường độ mạnh, cường độ ánh sáng mặt trời càng cao do đó cường độ tia UV cũng cao tương ứng. Vậy tia UV là gì, Tia UV chiếu qua Tấm lợp lấy sáng chỉ số có hại cho sức khỏe hay không? 

    I. Tia UV là gì

    Tia UV (Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X. Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 - 200nm) và vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 - 10nm).

    Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người và môi trường, tia tử ngoại được chia ra làm 3 loại: tia UVA (bước sóng từ 380 - 315nm) còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen, tia UVB (bước sóng 315 - 280nm) còn được gọi là sóng trung, tia UVC (bước sóng ngắn hơn 280nm) còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng.

    II. Tia UV sinh ra như thế nào?

    1.Cụm từ cực tím trong tia cực tím có nghĩa là

    Bên trên của màu tím. Sắc tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường của chúng ta có thể nhìn thấy. Do vượt ngoài bước sóng của màu tím, nên tia UV là loại tia vô hình với mắt người. Một vài loài động vật như: chim, bò sát, côn trùng (ong...) có thể nhìn thấy tia cực tím. Một vài loại trái cây, hoa quả và hạt trở nên sặc sỡ hơn trong môi trường tia cực tím so với hình ảnh trong ánh sáng thường được nhìn bởi mắt người, để hấp dẫn các loài côn trùng và chim. Một vài loài chim còn có những hình thù đặc biệt trên bộ lông của chúng mà chỉ nhìn được dưới tia cực tím, không thể nhìn được dưới ánh sáng mà con người nhìn thấy. Nước tiểu của một số loài động vật cũng chỉ có thể quan sát được bằng tia cực tím.

    2.Mặt Trời tỏa ra cả 3 loại tia cực tím:

    UVA, UVB và UVC, có ánh sáng mặt trời nghĩa là có tia cực tím. Tuy nhiên, theo lí thuyết, bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất thuộc dạng tia UVA, trong khi đó bản thân tầng ozon được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học với sự tham gia của tia UVC nên UVC bị tầng ozon hấp thụ. Tuy nhiên, tình trạng thủng tầng ozon hiện nay đang ở mức báo động khiến các tia UVB, UVC trở nên dày đặc hơn trong ánh sáng mặt trời.

    Các loại thủy tinh tùy theo chất lượng, thông thường trong suốt với tia UVA (UVA đi xuyên thủy tinh) nhưng mờ đục với các tia sóng ngắn hơn (UVB, UVC không chiếu qua được thủy tinh). Silic hay thạch anh tùy theo chất lượng có thể trong suốt với cả tia UVC.

    • Tia tử ngoại UVA (380 - 315nm): không bị lớp ozon hấp thụ, có thể nhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá.
    • Tia tử ngoại UVB (315 - 280nm): bị lớp ozon hấp thụ phần lớn.
    • Tia tử ngoại UVC (280 - 100nm): bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.

    3.Mức độ ảnh hưởng và mật độ tia UV phụ thuộc các yếu tố:

    • Vị trí địa lý: cường độ của tia UV thường lớn ở những vùng nhiệt đới, đặc biệt là các khu vực gần xích đạo, các khu vực ở xa hơn vị trí xích đạo thì nguy cơ sẽ ít hơn.
    • Độ cao so với mực nước biển: cường độ của UV thường tỉ lệ thuận với độ cao cao hơn mực nước biển.
    • Thời điểm trong ngày: tia bức xạ UV thường tập trung cao vào buổi trưa, khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, gần như vuông góc với mặt đất (mặt trời trên đỉnh đầu, đứng bóng), thường khoảng từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều.
    • Khung cảnh và môi trường: mức độ UV thường lớn ở những nơi có không gian rộng, đặc biệt ở những bề mặt có tính phản xạ cao như: bề mặt tuyết và bề mặt cát biển. Trên thực tế, mức độ của tia UV gần như tăng gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ bề mặt của tuyết. Trong các khu vực thành phố thường ít tia UV hơn do tập trung các tòa nhà cao tầng, bóng râm và cây cối.

    III. Tia UV bao nhiêu là có hại?

    Các tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ có mức độ tác hại khác nhau đến sức khỏe và môi trường sống của con người:

    Tia cực tím UVA: chiếm 95% lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất trong thời gian từ 10 – 16h hàng ngày. Chiếm 99% vào thời điểm trước 10h sáng và sau 16h chiều.

    ---> UVA gây hại cho làn da vì có bước sóng dài, âm thầm tác động vào bên trong lớp hạ bì của da, gây đứt gãy các sợi collagen và elestin, khiến cho da mất đi độ đàn hồi và hình thành các nếp nhăn. Tia UVA cũng là thủ phạm gây sạm da, da không đều màu và Ung thư da.

    Tia UVB: chiếm 5% lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất trong thời gian từ 10 – 16h hàng ngày. Chiếm 1% trước 10h và sau 16h hàng ngày.

    ---> Do có bước sóng ngắn nhưng năng lượng mạnh hơn UVA, bức xạ tia UVB có thể hủy hoại tế bào da, võng mạc mắt, bỏng nắng và ung thư da khi tiếp xúc với cường độ mạnh trong một thời gian nhất định.

    Tia UVC: không tác động đến trái đất do bị tầng ozone hấp thụ hoàn toàn.

    ---> Tuy nhiên, hiện trạng tần ozone đang bị thủng nhiều nơi tiềm ẩn nguy cơ bức xạ năng lượng mạnh của tia UVC sẽ chiếu xuống trái đất và gây ra những hậu quả khôn lường.

    Những loại tia UV được thẩm thấu tiếp xúc cơ thể.

    IV . Chỉ số tia cực tím (UV Index) có hại cho sức khỏe ra sao?

    Chỉ số UV trên thế giới được phân theo thang từ 1 – 20. Chỉ số này báo hiệu lượng bức xạ tia cực tím xâm nhập vào bầu khí quyển và đến bề mặt trái đất. Các chuyên gia cảnh báo, chỉ số UV ở mức 3 đã bắt đầu gây tổn hại cho da và sức khỏe con người.

    Chỉ số tia cực tím (UV) từ 8-10 sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến vùng mắt và da trên cơ thể, thậm chí tăng nguy cơ ung thư da.

    Tia UV mạnh nhất vào mùa hè (từ tháng 5 - 8), yếu hơn vào mùa xuân, thu và yếu nhất vào mùa đông. Nhiều người nghĩ vào mùa mưa, khi trời không có nắng hoặc nhiều mây là không có tia UV nhưng thực tế không phải, lúc nào cũng có chỉ là cường độ khác nhau. Cường độ mạnh nhất trong ngày là từ 10 giờ đến tầm 15 giờ.

    V. Đặc điểm tấm lợp lấy sáng đặc in UV

    Tấm lợp lấy sáng đặc in UV là một sản phẩm độc đáo và đáng chú ý trong lĩnh vực xây dựng và trang trí nội ngoại thất. Điểm mạnh của tấm lợp này nằm ở những đặc điểm tối ưu mà nó mang lại, đáp ứng cả yếu tố thẩm mỹ lẫn tính chất lượng.

    • Chất liệu đặc biệt: Tấm lợp lấy sáng đặc 3mm in UV thường được sản xuất từ nhựa hoặc polycarbonate chất lượng cao, tạo nên độ dày 3mm đủ để đảm bảo độ chắc chắn và khả năng chống mài mòn. Chất liệu này giúp tấm lợp chống lại tác động của thời tiết khắc nghiệt và nắng nóng.
    • Công nghệ in UV: Điểm nổi bật nhất của tấm lợp này chính là công nghệ in UV. Nó cho phép tạo ra các mẫu in chất lượng cao trực tiếp trên tấm lợp, giúp tạo ra những hoa văn, hình ảnh hoặc màu sắc đa dạng theo sở thích. Điều này tạo nên tính thẩm mỹ và cái nhìn mới lạ cho công trình.
    • Ánh sáng tự nhiên: Tấm lợp lấy sáng in UV cho phép ánh sáng tự nhiên xâm nhập vào không gian bên trong, giúp giảm chi phí chiếu sáng và tạo ra môi trường sống hoặc làm việc thoải mái, sáng sạch hơn.
    • Bền đẹp và không phai màu: Tấm lợp này chống tia cực tím, không bị phai màu và duy trì vẻ đẹp của nó qua thời gian. Điều này đảm bảo rằng công trình sẽ luôn trông mới mẻ và đẹp đẽ dù thời gian trôi qua.
    • Tiết kiệm năng lượng: Ánh sáng tự nhiên từ tấm lợp này giúp giảm sử dụng năng lượng cho chiếu sáng, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí điện.

    VI. Ưu điểm vượt trội tấm lợp lấy sáng đặc in UV 

    • Độ truyền sáng cao lên tới 90% so với kính.
    • Giảm ồn hiệu quả, cách âm đến 31db, không gây tiếng ồn khó chịu khi mưa như các vật liệu mái lợp truyền thống.
    • Chặn đến 98% UV bảo vệ tối ưu không gian, vật dụng, con người bên dưới mái lợp.
    • Khả năng chịu lực gấp 250 lần kính và 20 lần acrylic, tấm Poly 2mm chịu lực tốt khiến búa đập không vỡ, đạn bắn không xuyên.
    • Khả năng chống cháy, tự tắt lửa khi cháy nhờ khả năng chịu nhiệt vượt trội từ - 40 đến 240 độ.
    • Tấm Polycarbonate có trọng lượng nhẹ chỉ bằng ½ so với kính cường lực nên dễ thi công, lắp đặt, vận chuyển.
    • Khả năng kháng hóa chất, chống axit, kiềm,… ăn mòn.
    • Tấm dễ uốn cong theo yêu cầu thẩm mỹ công trình

    VII. Tấm lợp lấy sáng đặc 3mm in UV nên ứng dụng làm gì?

    Tấm lợp hiên nhà, sân vườn, tầng thượng và giếng trời cho các công trình nhà ở.

    Làm mái che hồ bơi, nhà để xe, sân vận động, sân thể thao, bệnh viện trường học,...

    Làm mái ban công, mái nối các tòa nhà cao ốc, công trình thương mại

    Lợp mái khu chờ bến xe tàu, nhà chờ xe lửa, xe bus, trạm xăng dầu

    Làm nhà kính trồng rau, trồng hoa, ươm giống cây trồng

    Ngoài ra, tấm lợp lấy sáng Poly đặc ruột còn được sử dụng làm biển quảng cáo, cửa sổ chống đạn, tường cách âm, tấm khiên cho cảnh sát,...

    VIII. Đánh giá chất lượng tấm lợp lấy sáng đặc in UV

    Sản phẩm Tập Đoàn Vinahome luôn mang lại chất lượng tốt nhất đến cho người tiêu dùng, Luôn lắng nghe và phát triển theo người tiều dùng. 

    Video test khả năng chịu lực sản phẩm trước va đập: 

    Sản phẩm được sản xuất 100% từ hạt nhựa Bayer Đức

    Sản phẩm đạt chuẩn chất lượng Viện Vật Liệu - Bộ Xây Dựng Việt Nam

    Bảng test % UV-Test %I.R Nhiệt - Test %VL Lấy Sáng 

    >> Xem ngay báo giá tấm lợp lấy sáng Vinahome.

     

     

    TRUNG TÂM DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG VINAHOME

    Hotline0969198888