I. Các loại phụ kiện lắp đặt tấm nhựa Polycarbonate
Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt tấm nhựa Polycarbonate chính xác, chắc chắn và an toàn, khi thi công đội thợ cần chuẩn bị các loại phụ kiện như:
1. Nẹp nhôm thường
Nẹp nhôm thường còn được gọi là nẹp nhôm không gioăng là phụ kiện quan trọng dùng để liên kết, lắp đặt các tấm mái nhựa Poly đảm bảo kết cấu mái vững chắc và thẩm mỹ.
Với chất liệu nhôm kỹ thuật cùng mép nẹp chắc chắn, nẹp nhôm thường không chỉ đảm bảo vẻ đẹp cho tấm mái nhựa Poly mà còn giúp công trình chống thấm, chống gỉ sét hiệu quả.
Ngoài ra, vì được làm từ chất liệu nhôm đàn hồi tốt, nẹp nhôm thường có thể thoải mái thi công mái vòm, mái cong chữ S mà không lo phụ kiện sẽ bị đứt gãy như các loại nẹp sắt thông thường.
2. Nẹp nhựa chữ U
Phụ kiện nẹp nhựa chữ U là một trong những phụ kiện không thể thiếu khi thi công tấm lợp nhựa Poly được làm từ nhựa Poly và có tác dụng bịt 2 đầu tấm Poly rỗng.
Được biết, việc sử dụng nẹp nhựa chữ U rất hữu ích. Vật liệu không chỉ mang lại thẩm mỹ cho mái lợp trở nên hiện đại, đẹp mắt mà còn ngăn chặn đáng kể bụi bẩn, nước mưa, côn trùng chui vào trong tấm lợp.
Theo đó, tùy vào kích thước tấm nhựa mà sử dụng các loại nẹp nhựa chữ U khác nhau. Cụ thể:
-
Nẹp nhựa chữ U 1,6 x 6m/cây được dùng cho tấm dưới 6 ly.
-
Nẹp nhựa chữ U 2,0 x 6m/cây thường dùng cho tấm Poly trên 6 ly.
3. Nẹp nhôm sập nối tấm nhỏ 3 thanh
Nẹp nhôm sập nối tấm nhỏ 3 thanh cũng là loại phụ kiện quan trọng dùng để liên kết các tấm nhựa Poly với nhau. Khác với nẹp nhôm thường, nẹp nhôm sập nối tấm nhỏ 3 thanh có gioăng cao su giúp tăng khả năng kết nối giữa các tấm nhựa Poly với nhau và gắn chặt với xà gồ.
Áp dụng nẹp sập 3 thanh cho mái lấy sáng
Mặt khác, nẹp nhôm tấm nhỏ 3 thanh cũng tạo đường chỉ che khe hở đẹp mắt, đồng thời chống thấm dột, hoen gỉ,... giúp công trình đạt đúng yêu cầu thẩm mỹ cũng như kỹ thuật.
4. Nẹp nhôm sập nối tấm to 3 thanh
Cũng giống như nẹp nhôm sập nối tấm nhỏ 3 thanh, nẹp nhôm sập nối tấm to 3 thanh cũng được làm từ chất liệu nhôm kỹ thuật, có gioăng cao su bên dưới và cùng có công dụng kết nối 2 mép tấm nhựa Poly với nhau gắn chặt với xà gồ.
Nẹp sập 3 thanh bắn mẫu
Tuy nhiên, điểm khác với nẹp nhôm sập nối tấm nhỏ 3 thanh chỉ dành cho tấm có độ dày 3-7mm thì nẹp nhôm sập nối tấm to 3 thành dùng cho tấm Poly có độ dày 8-15mm.
5. Nẹp nhựa chữ H - Phụ kiện lắp đặt mái nhựa sóng
Cũng giống như các loại nẹp nhôm sập nối tấm Poly, nẹp nhựa chữ H cũng được sử dụng với mục đích liên kết các tấm nhựa Poly với nhau nhưng là tấm sóng.
Được biết, nẹp nhựa chữ H được làm từ nhựa Polycarbonate nên có tính uốn dẻo, độ bền cao, ít bị tác động bởi thời tiết. Mặt khác, việc thi công nẹp nhựa chữ H cũng rất đơn giản, dễ dàng chỉ cần bắt vít mà không cần keo dán là có thể đảm bảo tính chắc chắn của các tấm Poly và xà gồ bên dưới.
Ngoài ra, việc sử dụng nẹp nhựa chữ H còn giúp mái nhựa Poly chống thoát nước ngay tại vị trí nối, góp phần tăng độ bền cho công trình thi công.
6. Ke tròn chống bão
Là loại phụ kiện sáng chế riêng biệt đi kèm với mái nhựa Poly, ke tròn chống bão là phụ kiện quan trọng giúp công trình chống tốc mái, bảo vệ công trình luôn chắc chắn ngay cả khi thời tiết mưa bão, gió giật.
Ke chống bão
Ngoài ra, do được làm từ nhựa kỹ thuật, cao su chịu nhiệt, ke tròn chống bão không hoen gỉ hay gây thấm dột như các loại ke chống bão kim loại khác. Điều này giúp đảm bảo thẩm mỹ công trình tấm nhựa Poly luôn bền bỉ hàng chục năm.
7. Keo Silicon
Keo Silicon là vật liệu dùng để bảo vệ các đầu nối giữa 2 tấm lợp giúp bịt kín các khe hở không để nước mưa xâm nhập và thấm dột.
Keo Silcon
Về các loại keo Silicon, bạn có thể tham khảo các dòng keo thường được sử dụng cùng vật liệu nhựa Polycarbonate là: GE, DOWSIL (Dow Corning), 3M, X’Traseal,...
8. Ốc vít
Ta có bộ ốc vít chuyên dụng để lắp đặt tấm nhựa Polycarbonate: Ốc thép mạ kẽm chống gỉ, long đền hai lớp (thép + cao su EPDM) chống rò rỉ nước.
9. Hướng dẫn thi công.
Hình ảnh hướng dẫn thi công chi tiết, quý khách tham khảo để có thêm kinh nghiệm lắp đặt tấm cho mình.
Hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, bảo hành
II. Báo giá phụ kiện tấm lợp lấy sáng Vinahome.
STT | TÊN SẢN PHẨM | ĐVT | ĐƠN GIÁ | GHI CHÚ |
1 | Nẹp nhôm bản to 4,5cm | Cây | 140.000đ | Nguyên cây 6m |
2 | Ke chống bão có cao su | Túi | 250.000đ | Nguyên túi 100 chiếc |
3 | Nẹp H6ly | Cây | 170.000đ | Nguyên 6m |
4 | Nẹp U6ly | Cây | 110.000đ | Nguyên 6m |
5 | Nẹp H8ly | Cây | 210.000đ | Nguyên 6m |
6 | Nẹp sập 3 thanh bản to | Cây | 550.000đ | 6,0cm: Đen, Trắng |
7 | Nẹp sập 3 thanh bản nhỏ | Cây | 500.000đ | 4,8cm: Đen, Trắng |
8 | Gioăng nẹp | MD | 5.000đ | Màu đen |
Quý khách đang có nhu cầu sử dụng phụ kiện lắp đặt tấm lợp lấy sáng Vinahome hãy liên hệ trực tiếp đến hotline công ty chúng tôi để được tư vấn giao hàng trong ngày, hàng luôn có sẵn chính hãng Vinahome. Sản phẩm tiêu chuẩn TCVN 10103: 2013. có CO, CQ hạt nhựa Bayer Makrolon nhập.
III. Chi tiết các bước thi công tấm nhựa Polycarbonate
1. Đối với tấm nhựa Poly đặc ruột
Quá trình thi công sẽ thường diễn ra theo 7 bước sau:
-
Bước 1: Khoan đinh vít cố định mặt bên dưới của nẹp chữ H vào khung. Lưu ý: lỗ khoan phải lớn hơn thân vít từ 1,5 - 2mm nhằm đảm bảo tình trạng giãn nở tấm nhựa Poly sau này.
-
Bước 2: Liên kết, lắp ráp 2 tấm Poly đặc ruột vào thanh xà gồ phía dưới bằng vít đệm cao su để hạn chế thấm dột.
-
Bước 3: Dùng thanh nẹp chữ U bịt 2 đầu mái nhựa để hạn chế các cạnh tấm mái Poly sắc nhọn.
-
Bước 4: Cố định tấm nhựa Poly vào khung mái bằng vít cao su
-
Bước 5: Dùng vít cố định nẹp chữ H liên kết 2 tấm nhựa Poly vào khung sắt.
-
Bước 6: Tiếp tục dùng vít để cố định thanh nẹp vào thanh xà gồ.
-
Bước 7: Tiến hành ốp thanh nẹp chữ H xuống mái nhựa và kẹp giữa thanh nẹp chữ U.
2. Đối với tấm Poly rỗng ruột
Khác với tấm nhựa Poly đặc ruột, thi công tấm Poly rỗng ruột bạn cần làm theo những bước sau:
-
Bước 1: Lắp đặt khung chống đỡ bên dưới, dựng tấm nhựa Poly rỗng ruột lên mái. Nếu phải cắt tấm nhựa Poly bạn dùng cưa gỗ để cắt tấm, tránh trường hợp gây xước, hỏng tấm lợp.
-
Bước 2: Dùng vít chống gỉ có nút cao su cố định tấm nhựa Poly rỗng ruột vào thanh xà gồ, hệ khung mái. Lưu ý: các lỗ khoan cần lớn hơn thân vít ít nhất 2mm để đảm bảo sự co giãn tấm nhựa Poly sau thời gian dài sử dụng.
-
Bước 3: Dùng thanh nối chữ U và keo để bịt 2 đầu tấm lợp tránh bụi bẩn, hơi nước, côn trùng xâm nhập bên trong tấm.
-
Bước 4: Định vị tấm lợp theo hướng gân ống sáo (đối với mái phẳng), và theo chiều dọc (đối với công trình vách ngăn), hoặc theo hướng khung có hình vòm (đối với mái vòm, mái cong).
Đối với công trình có tấm nhựa Poly xếp thành chồng lên nhau cần lắp theo hướng ngang và để chừa đoạn dốc nghiêng tối thiểu 5 độ để dễ dàng thoát nước, tránh tình trạng ngưng tụ nước.
-
Bước 5: Sau khi hoàn tất, bạn chỉ cần tiến hành lau chùi tấm nhựa Poly để loại bỏ bụi bẩn và giữ tấm sáng bóng.
Kết luận
Trên đây là chi tiết bộ 8 phụ kiện lắp đặt tấm nhựa Poly và các thi công. Ngoài các loại phụ kiện này, thi công tấm nhựa Poly đòi hỏi nhiều vật dụng, kỹ thuật lắp đặt cao nên tốt nhất khách hàng nên thuê đơn vị chuyên môn như VinaHome để họ đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ bền công trình sau này. Chi tiết hơn về các loại phụ kiện khách hàng vui lòng liên hệ tới VinaHome để được chúng tôi tư vấn tận tình và chi tiết.