[CHÍNH XÁC] Khả năng chống cháy tấm Polycarbonate VinaHome

    Xuất hiện trên thị trường rất lâu và được “đồn đoán” về khả năng chống cháy rất tốt, sự thật tấm nhựa lấy sáng Polycarbonate VinaHome có chống cháy tốt như lời đồn? Mời quý khách hàng, chủ đầu tư, nhà thầu cùng xem ngay những phân tích, tài liệu xác thực khả năng chống cháy tấm Polycarbonate sau!

    I. Đánh giá khả năng chống cháy tấm nhựa Poly 

    Tấm nhựa Polycarbonate hay còn là tấm lợp lấy sáng Poly, tấm nhựa thông minh Polycarbonate có thành phần cấu tạo từ các hạt nhựa polymer liên kết với nhau thông qua nhóm carbonate. 

    Sản phẩm ra đời được các chuyên gia và người dùng đánh giá cao về khả năng truyền sáng lẫn chịu lực. Trong đó, tính chống cháy là một trong những đặc tính nổi bật của vật liệu. 

    Đánh giá về khả năng chống cháy tấm Poly VinaHome, theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 13501-1 cho thấy, các thử nghiệm phản ứng cháy của polycarbonate cho ra kết quả loại B, S1, d0. Điều này có nghĩa, khi tiếp xúc với lửa, tấm nhựa Poly sẽ đảm bảo 2 ưu điểm về chống cháy. Cụ thể: 

    • Tấm Poly xếp hạng B: Vật liệu có tham gia làm lan toả ngọn lửa nhưng ở mức độ rất thấp, cháy nhưng không bùng, tấm chạy rất chậm và tự tắt lửa ngay sau đó.  
    • Tấm Poly xếp hạng S1: tấm Poly khi cháy sản sinh rất ít khói và gần như không có khói sinh ra. Theo báo cáo của Stanford Medicine cho thấy, khoảng 70% các nạn nhân tử vong trong đám cháy là do ngạt khói. Tuy nhiên, vật liệu Poly lại khắc phục tối ưu nhược điểm này và trở thành vật liệu “vàng” trong chống cháy, không gây ngạt. 

    II. Tiến trình tiếp xúc nhiệt tấm nhựa Poly

    Theo như các nghiên cứu, vật liệu tấm nhựa Poly có vùng nhiệt độ khá lớn, từ -20 độ C đến 120 độ C. Khi đạt đến 135 độ C, vật liệu đạt đến nhiệt độ biến dạng nhiệt và mất đi dần những thuộc tính vốn có. Nếu chạm ngưỡng nhiệt độ 140 độ C, tấm Poly bắt đầu biến dạng, co lại và có thể rơi khỏi khung đỡ ban đầu.

    Trong khoảng nhiệt độ từ 160 - 170 độ C, tấm Poly chuyển dần từ thể rắn sang dạng nóng chảy và nhỏ thành giọt. Và hiện tượng nhỏ giọt này sẽ giúp dập tắt lửa hiệu quả nếu được giọt trực tiếp vào ngọn lửa đang cháy. 

    III. Sự khác nhau giữa tấm Poly đặc và rỗng khi gặp lửa

    Khác biệt hoàn toàn về hình dáng đặc ruột và rỗng ruột, tấm nhựa Poly đặc và rỗng cũng có những khác biệt thú vị khi phản ứng tiếp xúc với lửa. 

    Cụ thể, trong trường hợp tấm Poly rỗng gặp lửa, vật liệu sẽ bắt cháy và tan chảy nhanh hơn so với tấm đặc. Mặt khác, khi cháy tấm Poly rỗng thường tạo các lỗ hổng trên bề mặt. Điều này giúp cho việc khói thoát ra nhanh chóng nếu ngọn lửa cháy bắt nguồn từ bên trong. 

    Ngược lại, tấm nhựa poly đặc ruột lại ngăn chặn sự cháy rất tốt và dường như tự tắt lửa khi cháy. 

    IV. Sáng chế mới giúp Poly “chống cháy”

    Nhận thấy khả năng chống cháy tấm Poly chưa thực sự hoàn hảo, khắc phục điều này trong quá trình sản xuất tấm Poly các nhà nghiên cứu đã cho thêm phụ gia chống cháy (FR – fire retardant). 

    Chất phụ gia này được chứng minh hoàn toàn không gây hại và khi cháy có thể cải thiện tính năng của tấm. 

    Dễ hiểu hơn, chất phụ gia FR khi gặp lửa sẽ tạo ra môi trường sương mù rất gần bền mặt tấm Poly. Lớp sương mù này sẽ có tác dụng quan trọng vào quá trình ức chế sự cháy. Khi đó phụ gia FR sẽ làm tăng chỉ số tan chảy và làm tấm Poly trở nên chậm chảy hơn. Điều này cũng giảm đáng kể tình trạng cháy nhỏ giọt ở tấm. 

    V. So sánh khả năng chống cháy tấm Poly và các vật liệu nhựa lấy sáng khác

    Khi so với các vật liệu nhựa lấy sáng khác, tấm nhựa Poly chiếm ưu thế hơn. Cụ thể:

    1. Khi so với tấm nhựa acrylic (mica)

    Dựa trên đặc tính có sẵn, acrylic là vật liệu nhựa rất dễ bắt lửa và cho kết quả thí nghiệm kém hơn so với tấm Poly, tấm Poly cho chỉ số bắt lửa và nhỏ giọt tốt hơn. Xét về sự sản sinh ra khói thì cả hai tấm nhựa này đều cho chỉ số sản sinh khói như nhau. 

    2. Khi so với tấm nhựa PVC

    Tấm nhựa PVC cho phản ứng gặp lửa tạo ra rất nhiều khói. Tuy nhiên, nếu tấm nhựa PVC mỏng sẽ cho khả năng ít lan cháy hơn so với tấm Poly. 

    3. Khi so với sợi thuỷ tinh

     dựa trên kết quả so sánh giữa 2 loại vật liệu khi tiếp xúc với lửa, sợi thuỷ tinh dễ cháy hơn tấm Poly. Tuy nhiên nếu muốn sợi thuỷ tinh chống cháy tốt thì phải cần một lượng lớn phụ gia. Điều này sẽ đội giá vật liệu sợi thuỷ tinh rất cao so với giá trị tấm mang lại. Và giải pháp này không khả thi nên tấm sợi thuỷ tinh vẫn được sản xuất ở công thức cũ, cho khả năng chống cháy kém hơn tấm Poly. 

    Kết luận 

    Qua bài viết trên có thể thấy tấm nhựa Polycarbonate cho khả năng chống cháy rất tốt, vật liệu dường như không bắt cháy và tự dập tắt lửa khi cháy. Đặc biệt là với tấm nhựa Polycarbonate đặc ruột, vật liệu cho khả năng chống cháy tốt nhất, thậm chí tốt hơn so với tấm nhựa PVC, sợi thủy tinh hay nhựa acrylic. Chi tiết hơn về khả năng chống cháy sản phẩm, khách hàng vui lòng liên hệ ngay tới VinaHome để được tư vấn cụ thể. 

    Địa chỉ liên hệ

    CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINAHOME

    Địa chỉ: KCN QUẤT ĐỘNG, THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

    Hotline: 0985898899 / 0969096688

    Email: Khotamlop@gmail.com

    Youtube:  https://www.youtube.com/c/tamnhuathongminh

    FanPage: https://www.facebook.com/VinaHomeGroup

    Website: https://vinahome.vn/

    Google Maps: https://goo.gl/maps/oD29rSHLLYLj9PRP8

     

    TRUNG TÂM DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG VINAHOME

    Hotline0969198888